Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc

Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 1840 ngày trước

Đèn lồng Trung Quốc xuất hiện vào khoảng 1800 năm trước, thời Tây Hán. Hàng năm, vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, người ta thường treo những chiếc đèn lồng màu đỏ để tạo bầu không khí lễ hội, vì đèn lồng là biểu tượng cho sự đoàn tụ. Kể từ đó, vào ngày 15/1 âm lịch ngoài được gọi là Rằm tháng Giêng, còn có cái tên là Lễ hội đèn lồng.




Đèn lồng Trung Quốc rất đa dạng về chủng loại, chẳng hạn như đèn lồng cung đình, đèn lồng vải, đèn lồng vải và nhiều loại khác. Có nhiều loại hình ảnh được trang trí trên lồng đèn như: Họa tiết hình tượng, tranh phong cảnh, hoa và chim, hoa văn rồng phượng, cá và côn trùng. Ngoài ra, còn có lồng đèn kéo quân có khả năng làm cho hình ảnh chuyển động.




Thiết kế truyền thống nhất, được nhìn thấy nhiều nhất là lồng đèn có hình dáng quả bí ngô, đính tua rua ở dưới. Có đôi khi là đèn lồng dạng hình trụ, mà các cung nữ ngày xưa hay dùng khi di chuyển. Các vật liệu được sử dụng để làm đèn lồng rất đa dạng. Thông thường, khung đèn được làm từ vật liệu tre, mây, gỗ, sợi thép. Bọc xung quang là vải hoặc giấy. Tùy từng loại chất liệu mà được trang trí họa tiết.




Ngoài việc để thắp sáng và tạo bầu không khí thì đèn lồng còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đèn lồng được sử dụng trong đám cưới (đèn lồng cung đình) là biểu tượng của sử vui vẻ, trong khi đó đèn lồng trắng nẹp tre lại có biểu tượng của đám tang. Đèn lồng ô (đèn lồng nêu tên gia đình) thể hiện cho gia đình đông con trai, bởi trong tiếng trung từ “đèn lồng” có phát âm giống với cụm từ “những thành viên nam trong gia đình”. Vì thế, thời xưa khi còn tư tưởng trọng nam khinh nữ thì nhiều gia đình đều treo đèn lồng ô dưới mái hiên và trong phòng khách.




Vào thời cổ đại, khi học kỳ mới bắt đầu vào tháng Giêng hàng năm, cha mẹ sẽ chuẩn bị cho con mình một chiếc đèn lồng, khi đem đến lớp thầy dạy sẽ thắp sáng những chiếc đèn này, tục lệ này tượng trưng cho một tương lai sẽ được sáng lạn.

Tục ngắm đèn lồng có từ những năm đầu triều Nhà Hán. Trong thời khai nguyên đời Đường, người dân làm ra những chiếc đèn với hình dạng con rồng với đèn nhấp nháy để kỷ niệm hòa bình và sự thịnh vượng. Kể từ đó, tục ngắm đèn lồng trở thành phổ biến đến nay.

Khi Chu Nguyên Chương của nhà Minh dời đô đến Nam Kinh, hàng chục ngàn chiếc đèn lồng được thả dọc theo sông Tần Hoài. Ngày nay, có một con đường tên Đăng Thị Khẩu ở Bắc Kinh vẫn bán lồng đèn.

Trung Quốc còn có đèn lồng hình rồng, ẩn sau chiếc đèn lồng hình rồng lỗng lẫy này có một câu chuyện vô cùng phổ biến. Hán Minh Đế là một Phật tử mộ đạo. Theo ông, việc thắp sáng đèn là thể hiện kính ngưỡng Phật vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch. Để mọi người biết đến Phật giáo, Hán Minh Đế ra lệnh rằng bên cạnh cung điện và đền thờ, người dân phải thắp đèn lồng vào Rằm tháng Giêng. Dần dần, nghi lễ này trở thành một lễ hội được công nhận.




Nguồn gốc về chiếc đèn lồng cung điện được kể như sau. Vào thời hoàng đế Ung Chính triều nhà Thanh, một ông lão sống ở Hà Bắc làm đèn lồng rất khéo tay. Một hôm, ông lão đem đèn ra chợ bán thì gặp phải một vị quan, vị quan khi nhìn thấy đèn lồng của ông liền cảm thấy thích thú và mua hết về. Vị quan coi chúng như báu vật nhưng năm đó lại trùng với dịp cống vật, vì thé vị quan liền miễn cưỡng đem đèn lồng cho hoàng thượng.

Hoàng đế vô cùng thích thú, đã hạ lệnh thưởng hậu hĩnh cho vị quan và ra lệnh trèo đèn khắp nơi trong cung điện, và chúng chính thức được sử dụng riêng cho cung đình. Từ đó gọi là đèn lồng cung đình.

Vào triều Minh, những chiếc đèn lồng đỏ được treo khắp cung điện và chúng chính thức được sử dụng như một vật phẩm cung đình. Mặc dù những chiếc đèn lồng Trung Quốc được sử dụng chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ, chúng vẫn được kế thừa cho đến ngày nay. Như trong thời cổ đại, những chiếc đèn lồng là phương tiện thể hiện tính nghệ thuật, cả về chức năng, thiết kế và trang trí.

Trên những con đường tại khắp các thành phố lớn nhỏ ở Trung Quốc, những chiếc đèn lồng màu đỏ tạo nên bầu không khí lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu (Lễ hội Đèn lồng).

Xem thêm: Giày Trung Quốc thời xưa - Câu chuyện đằng sau cái đẹp