Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2310 ngày trước
Bên cạnh việc nỗ lực dùng mọi cách tiếp thị để tìm kiếm khách hàng mới thì không thể coi nhẹ việc chăm sóc khách hàng thường xuyên thân thiết. Bởi 80% doanh thu của chúng ta đến từ 20% khách hàng” mà 20% khách hàng đó hầu hết là khách hàng thân thiết. Chưa kể chi phí cho việc tiếp thị để tìm kiếm khách hàng mới tốn kém rất nhiều. Làm thế nào để giữ chân khách hàng?
Một trong những yếu tố tạo lên thành công trong kinh doanh buôn bán là nắm bắt được tâm lý khách hàng, biết lắng nghe phản ánh của khách hàng để từ đó có thể phục vụ khách hàng được tốt nhất, đem lại sự hài lòng. Thông thường phản ánh của khách hàng sẽ dựa trên 3 yếu tố là sản phẩm, dịch vụ và con người. Không phải doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn đều đảm bảo được 3 yếu tố kể trên tốt ngay từ đầu được và cũng không phải khách hàng nào cũng có cùng yêu cầu khác nhau. Việc lắng nghe phản ánh của khách hàng chính là cách bạn nhìn ra ưu điểm và những hạn chế tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng. Khi đó bạn sẽ đưa ra được những chiến lược cụ thể để phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế. Đối với một địa chỉ bán hàng luôn trả lời, tiếp thu chọn lọc phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng tốt hơn sẽ tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.
Sản phẩm của bạn dù có tốt đến đâu nhưng nếu thái độ phục vụ không tốt thì cũng không thể giữ chân được khách hàng lâu dài. Người ta nói “khách hàng là thượng đế” và bằng cách nào đó bạn phải biết cách làm hài lòng những “vị thượng đế” đó. Một trong những phương pháp làm khách hàng vui lòng và có cái nhìn thiện cảm với sản phẩm và dịch vụ đó là sự tử tế và lòng biết ơn. Hãy cho họ lắng nghe câu “Cảm ơn” từ bạn nhưng mỗi lời cám ơn phải cụ thể và thích hợp cho từng khách hàng, như khách hàng đã từng mua hàng hay khách hàng tiềm năng. Với lời cảm ơn khách hàng có thể cảm nhận được sự chân thành và cởi mở của bạn và họ sẽ tiếp tục mua hàng ngay lần tới. Đây cũng là một cách để bạn tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ có sản phẩm tốt hơn mình.
Bằng việc lắng nghe phản hồi của khách hàng có thể bạn sẽ nhận ra được sai sót trong hoạt động kinh doanh của mình để đưa ra phương án khắc phục nhanh và hợp lý nhất. Bởi trong kinh doanh, bạn phải mất rất nhiều năm để xây dựng được thương hiệu, sự tin tưởng của khách hàng nhưng chỉ cần mắc một sai lầm nhỏ thôi mà không nhanh chóng giải quyết thì lập tức khách hàng sẽ quay lưng lại với bạn. Việc cho khách hàng thấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thay đổi từng ngày theo chiều hướng tốt lên mà chúng ta đã nói ở phần đầu tiên cũng nằm trong bước nhận lỗi và xin lỗi này. Ngoài ra đừng nên cố biện minh cho sự sai sót của mình mà hãy nhận lỗi, xin lỗi khách hàng và khắc phục ngay lập tức.
Cung cấp hỗ trợ dịch vụ thường xuyên là luôn có mặt bất cứ khi khách hàng cần sự hỗ trợ từ bạn và có thể là đưa ra nhiều hình thức để khách mua hàng thuận tiện nhất. Đừng để khách hàng chợ đợi phản hồi của bạn quá lâu vì chỉ chậm 1 phút thôi bạn có thể mất khách ngay.
Hãy biến khách hàng trở thành bạn bè của mình, biến mối quan hệ giữa người mua kẻ bán thành mối quan hệ giữa hai người bạn. Bằng cách nào? Bằng ngôn ngữ giao tiếp của bạn, hãy nói chuyện, tư vấn với khách hàng một cách thoải mái nhất, không nên quá đè nặng vấn đề phải bán được hàng và tuyệt đối không nên sử dụng lời lẽ hoa mỹ, dùng từ chuyên ngành khi nói chuyện với khách hàng.
Kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều mà phải cần thời gian và chiến lược cụ thể thì mới có thể phát triển lớn mạnh và dài lâu. Việc giữ chân khách hàng thường xuyên không những tạo cho bạn có được một lượng doanh thu ổn định mà còn là một hình thức gián tiếp giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường rộng hơn mà không mất phí.
Trên đây là những kinh nghiệm giữ chân khách hàng một cách hiệu quả đã được đúc kết từ thực tế. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của bạn.