Bài học từ McDonald’s và Burger King trong kinh doanh tại Việt Nam

Bài học từ McDonald’s và Burger King trong kinh doanh tại Việt Nam

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2226 ngày trước

Để thúc đẩy sự phát triển của mình tại mọi nơi trên thế giới thì cả McDonald's và Burger King đều đầu tư và phát triển vào Việt Nam. Hai thương hiệu lớn về fastfood luôn cạnh tranh nhau, và Việt Nam có thể là một thị trường đầy tiềm năng cho 2 thương hiệu này có thể ngày càng phát triển hơn nữa. Vậy tại sao khi đầu tư vào thị trường Việt Nam thì hai ông lớn về đồ ăn nhanh này lại thất bại?

McDonald’s và Burger King, thương hiệu Hamburger hàng đầu thế giới

McDonald's là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng toàn cầu với hơn 36.000 nhà hàng tại hơn 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình. Công ty được thành lập đầu tiên năm 1940 do anh em Richard và Maurice McDonald. Sự thành công vượt bậc ngày nay là thành công do Ray Kroc mua lại của anh em McDonald và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất thế giới. Ngày nay chỉ cần nhắc đến cái tên McDonald's là người ta đã nghĩ ngay tới những chiếc bánh hamburger đầy đặn thịt, rau hay hương vị khoai tây chiên béo ngậy. Mỗi năm nguồn doanh thu của McDonald's đều mang lại hơn 4 tỉ USD, hơn 80% doanh thu đến từ các quốc gia: Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp.


Các cửa hàng McDonald's trên toàn thế giới và cả Việt Nam

Ngoài những sản phẩm nổi tiếng như hamburger, khoai tây thì McDonald's đã có rất nhiều đồ ăn nhanh khác như bánh taro, gà rán, xúc xích và hàng loạt các loại đồ uống có gas và sữa khác. Để mọi người có thể dễ dàng nhớ tới thương hiệu của mình hơn thì McDonald's đã có biểu tượng riêng của mình. Đó là chữ M in hoa hay còn gọi là cổng vàng.


Một trong những đối thủ nặng kí nhất về mặt hàng đồ ăn nhanh của McDonald's đó là Burger King. Khởi đầu với chuỗi nhà hàng tại Jacksonville, Florida vào năm 1953, công ty khi đó được gọi là Insta-Burger King. Đến năm 1954, Insta-Burger King gặp phải các khó khăn tài chính. Nhân cơ hội đó, David Edgerton và James Mclamore, hai người được nhượng quyền thương hiệu công ty tại Miami đã mua lại công ty và đổi tên nó thanh Burger King. Trải qua nửa thế kỷ tiếp theo, Burger King đã bốn lần đổi chủ. Cuối năm 2012, Burger King thông báo đã có 12.700 cửa hàng tại 73 quốc gia, trong đó 66% là tại Mỹ.



Các cửa hàng Burger King tại khắp nơi trên thế giới

Để có sự khác biệt với McDonald's thì Burger King đã đưa ra chiến dịch “Ăn theo cách của bạn – Have it your way”. Khách hàng có thể chọn lựa cho mình những chiếc bánh hamburger cho riêng bản thân với nhân bánh tùy chọn.

Hai thương hiệu lớn về fastfood luôn cạnh tranh nhau, và Việt Nam có thể là một thị trường đầy tiềm năng cho 2 thương hiệu này có thể ngày càng phát triển hơn nữa. Vậy tại sao khi đầu tư vào thị trường Việt Nam thì hai ông lớn về đồ ăn nhanh này lại thất bại? Phải chăng do họ chưa tìm hiểu thị trường hay do người Việt Nam ta không thích đồ ăn nhanh?


Nguyên nhân và bài học sự thất bại của McDonald’s và Burger King ở Việt Nam

Để thúc đẩy sự phát triển của mình tại mọi nơi trên thế giới thì cả McDonald's và Burger King đều đầu tư và phát triển vào Việt Nam. Với dự định ban đầu của McDonald's là sau 10 năm sẽ có hơn 100 cửa hàng trải dài trên khắp đất nước hình chữ S. Nhưng sau 4 năm (kể từ năm 2014, cửa hàng McDonald's đầu tiên được khai trương ở Việt Nam) thì McDonald's mới có 17 cửa hàng trên toàn đất nước. Tương tự như vậy Burger King cũng đầu tư vào Việt Nam sớm hơn (năm 2011) nhưng đến nay mới chỉ có 13 cửa hàng trên toàn quốc so với dự định ban đầu là 60 cửa hàng vào năm 2016. Vậy tại sao hai thương hiệu đồ ăn nhanh lớn như vậy thành công ở nhiều nước trên thế giới, nhưng khi ở Việt Nam thì lại không gặp nhiều suôn sẻ.

Vào thị trường quá muộn

Cả hai thương hiệu đều gia nhập vào thị trường Việt Nam khá là muộn so với các đối thủ cũng kinh doanh đồ ăn nhanh khác như: KFC đã vào Việt Nam từ năm 2014, Lotteria 1998, Jolibee 1997, Pizza Hut 2007,...


Gia nhập thị trường muộn khiến Burger King và McDonald's không có được nhiều khách hàng lâu năm, quen thuộc, không có những vị trí kinh doanh đắc địa tại các thành phố lớn.

Chạy đua về giá của mặt bằng

Do vào thị trường Việt Nam muộn, nên mặt bằng đắc địa gần như đã được thuê hết, khiến cho cả McDonald's và Burger King phải đầy chi phí thuê mặt bằng lên mức cao hơn. Chi phí bỏ ra để xây dựng một cửa hàng mới dao động từ 6-9 tỷ. Một con số quá lớn, khiến cho các cửa hàng mất một thời gian dài mới có thể hoàn lại vốn và thu lời.

Việc McDonald's và Burger King đẩy giá mặt bằng lên cao khiến cho công việc kinh doanh ngày càng đi vào ngõ cụt.

Có nhiều đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng đồ ăn nhanh

Ngoài trực tiếp là đối thủ của nhau thì ở Việt Nam cũng có hàng loạt các cửa hàng  bán đồ ăn nhanh khác như Lotteria, Jullie Bee, KFC,... Các cửa hàng này cũng có đa dạng các đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, hamburger, cơm, các loại bánh và nước,...

Việt Nam có nhiều đồ ăn nhanh, giá thành lại rẻ

Nhắc tới Việt Nam sẽ có rất nhiều người bạn quốc tế biết đến với những đồ ăn nhanh ngon, bổ, rẻ như bún, phở, bánh mỳ, cháo,.... Đặc biệt đó là bánh mỳ, bánh mỳ được bày bán ở vỉa hè đã đi sâu vào thói quen ăn uống của người Việt. Chúng ta có thể ăn bánh mỳ cho bữa sáng, bữa trưa hay cả bữa tối. Giá thành lại tương đối mềm. Chỉ từ 8.000 đến 25.000 thì bạn đã có thể có được một cái bánh mỳ với đầy đủ loại nhân bánh. So với một cái hamburger của Burger King hay McDonald's dao động khoảng 39.000 đ đến gần 90.000. Những quán cơm, phở, bún cũng là sự lựa chọn của đông đảo người dân Việt Nam, giá thành cũng rẻ hơn so với hamburger. Và dù Việt Nam là một đất nước phát triển rất nhanh nhưng người Việt cũng chưa thực sự thích hamburger hay các đồ ăn nhanh khác.  


Bánh mỳ, bún phở

Hàng loạt các lý do khiến cho McDonald's và Burger King thất bại tại thị trường Việt Nam. Đó cũng là một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định kinh doanh đồ ăn nhanh. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị trường mục tiêu mà mình có ý định kinh doanh để phát triển sản phẩm của chính mình. Luôn có những chiến lược mở rộng kinh doanh nhưng không tốn quá nhiều chi phí. Quản lí đội ngũ nhân viên chặt chẽ, tạo cho khách hàng sự thoải mái khi ăn uống, tham gia hoạt động tại cửa hàng của mình. Không được xem nhẹ đối thủ của mình dù là những đối thủ nhẹ kí, luôn lấy đó để rút ra những bài học cho bản thân.

McDonald's và Burger King tuy nhiên chưa hề từ bỏ, họ đang thay đổi thực đơn để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt. Thế nhưng các chuyên gia khẳng định tương lai của hai hãng không mấy sáng sủa khi mà người Việt đang bớt thích đồ ăn nhanh và họ có quá nhiều lựa chọn hợp khẩu vị, rẻ tiền hơn. Có lẽ cả McDonald's và Burger King còn phải thay đổi về nhiều mặt chứ không phải mỗi thực đơn.