Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2138 ngày trước
Chân váy Quảng Châu chính là một trong những món đồ cơ bản nhất, có thể diện trong nhiều mùa và luôn giữ vị trí quan trọng dù có bao xu hướng mới xuất hiện.
Trong tủ đồ quần áo của phái yếu thời nay, cô gái nào cũng phải sở hữu cho mình ít nhất 2 đến 3 chiếc chân váy Quảng Châu. Chân váy Quảng Châu chính là một trong những món đồ cơ bản nhất, có thể diện trong nhiều mùa và luôn giữ vị trí quan trọng dù có bao xu hướng mới xuất hiện. Chân váy chính là món đồ có lịch sử lâu đời nhất trong ngành thời trang, chỉ sau trang phục nguyên sơ nhất của loài người chính là khố. Chân váy từng được cả nam lẫn nữ đều sử dụng, nhưng đến nay nó chỉ được coi là trang phục của nữ giới.
Theo dòng chảy thời gian, những chiếc chân váy dần được cải tiến về kiểu dáng, thay đổi cách trang trí, chất vải cũng khác,... mỗi một chiếc chân váy đều mang dấu ấn riêng, thể hiện được phần nào của xã hội lúc bấy giờ và gu thẩm mỹ.
Đầu những năm 1900s, đây là thời kỳ của những chiếc chân váy dài chạm đất với gam màu trầm tối. So với kiểu váy liền vào thời Victorian (1830-1901), những quý cô dưới thời Edwardian chuộng mặc váy dài đi cùng áo rời hơn. Khoảng đến giữa những năm 1850 phái đẹp bị coi là yếu đuối, mong manh nên không được động chạm tới những vấn đề chính trị, kinh tế cũng như các hoạt động liên quan đến thể chất. Do đó, họ bị buộc phải mặc những bộ áo corset bó chặt cùng váy dài che phủ cơ thể như một cách bảo vệ bản thân trước những tác động bên ngoài.
Đến khoảng năm 1910, những chiếc chân váy vẫn giữ nguyên được độ dài chấm đất nhưng có tông màu tươi sáng, trang nhã và có chất liệu mềm mại hơn. Thời điểm này, một số nhà thiết kế người Pháp đã nắm bắt tấm ảnh chụp và tạo nên hobble skirt (váy bó ống chân) khá phổ biến vào đầu thế kỷ 20. Chiếc váy này được gọi là chân váy bút chì, được lấy ý tưởng vào năm 1908, hai người anh em Wilber và Orville Wright chọn ra vị hành khách nữ đầu tiên là bà Berg ngồi trên máy bay. Để ngăn chiếc váy không bị thổi tốc lên trong khi bay, hai anh em họ đã dùng một sợi dây quấn quanh đầu gối bà. Và đây chính là tiền đề hoàn hảo để cho ra đời chiếc váy bút chì. Từ nửa sau thập niên, chân váy được may ngắn hơn để thuận tiện cho việc di chuyển.
Chân váy “Flapper” ra đời vào khoảng thập niên 1920s, trong thời kỳ vàng son của Mỹ. Những người phụ nữ trẻ phương Tây sống phóng khoáng, tiên phong cho trào lưu mặc váy ngắn, cắt tóc kiểu Bob, đã làm thay đổi quan niệm vẻ đẹp và tiêu chuẩn thời trang, mang đến sự cách tân trang phục, mạnh mẽ. Phần nào thể hiện quan điểm, muốn thoát khỏi quan niệm định kiến về phụ nữ.
Đến khoảng giữa năm 1930, chân váy lại được may ngắn thêm một đến đến bắp chân người phụ nữ. Tuy nhiên, trong thời kỳ này các loại vải thượng hạng không được sử dụng nhiều vì đây chính là giai đoạn suy thoái kinh tế.
Chân váy bút chì hay chân váy đuôi cá chính thức trở thành một cơn sốt với phái nữ vào khoảng năm 1940. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhà mốt Dior đã cho ra mắt bộ sưu tập mang tên "Carolle Line", sau này được biết đến nhiều hơn với tên gọi "New Look". Với tiêu chí tôn lên vẻ đẹp của thân hình đồng hồ cát, các trang phục của "New Look" và cả thập niên 1950s đều rất nữ tính, thanh lịch và tôn dáng. Kiểu váy chữ A thắt eo cao, dài đến giữa bắp chân, được may từ nhiều lớp để tạo độ xòe bồng là tiêu biểu nhất cho thời kỳ này
Những năm 1960, lịch sử thời trang đã chứng kiến sự lên ngôi của chiếc váy midi. Kiểu váy này được các quý cô ở phương Tây vô cùng yêu thích. Nó thể hiện được sự nổi loạn, cũng như cá tính của người phụ nữ. Đến khoảng năm 1970, văn hóa Hippie từng thịnh hành đã tạo ra phong cách thời trang đồng quê và Bohemian đầy phóng khoáng, lãng mạn. Cùng với trào lưu, những chiếc váy dáng suông dài với nhiều tầng váy cũng quay trở lại mạnh mẽ, là hình ảnh thời trang tiêu biểu của thời kỳ này.
Và đến khoảng năm 2000 trở đi, chiếc chân váy bò trở nên thịnh hành, cho đến giờ vẫn là một cơn sốt không bao giờ lỗi mốt với các cô gái.
Ngày Tết đang dần đến, nhu cầu mua sắm thời trang của phái nữ ngày càng lớn, nhất là quần áo, cụ thể là chân váy Quảng Châu. Xu hướng về chân váy Quảng Châu lên ngôi, các cô nàng săn đón món đồ này rất nhiều. Vì vậy, các chủ cửa hàng quần áo nữ cũng nên tìm hiểu kĩ về nhu cầu cũng như học cách phối đồ theo mùa, theo dáng người để có thể tư vấn cho khách hàng. Chỉ cần một vài kỹ năng cơ bản vậy thôi là cũng đã có thể kéo về cho mình một lượng khách hàng tiềm năng rồi.
Bên cạnh đó, việc nhập hàng ở đâu cũng vô cùng quan trọng. Biết được cách tìm nguồn hàng sẽ giúp các chủ cửa hàng giảm thiểu được chi phí hàng hóa. Nguồn hàng quần áo dồi dào, phong phú mà chúng ta thấy ở các chợ Ninh Hiệp,... chính là được nhập từ Quảng Châu về. Là người bắt kịp xu hướng rất nhanh cùng với sự sáng tạo không giới hạn, người Trung Quốc đã tạo nên những chiếc chân váy Quảng Châu vô cùng đa dạng, bên cạnh đó Trung Quốc là quốc gia có nguồn vật liệu dồi dào, chi phí nhân công lại rẻ nên giá thành của những chiếc chân váy Quảng Châu rất hợp lý. Vì thế, nên chọn nguồn hàng Quảng Châu để nhập vì giá cả vô cùng hợp lý, chất lượng lại được đánh giá ngày càng cao. Nhưng thay vì phải sang tận đó để nhập hàng như cách mà các thương nhân trước đã làm, thì bây giờ chỉ cần sử dụng Internet đặt hàng online là đã có thể nhập hàng rồi.
Xem thêm: Những điều cần tránh khi mặc váy dài Quảng Châu
~~~~~~~~***~~~~~~~~