Người Trung Quốc đón Tết như thế nào?

Người Trung Quốc đón Tết như thế nào?

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2079 ngày trước

Cũng giống người Việt Nam, người Trung Quốc cũng đón Tết Nguyên Đán theo âm lịch. Ở Trung Quốc, Tết còn được gọi là Xuân Tiết, đánh dấu sự kết thúc mùa đông khởi đầu của mùa xuân. Thời điểm giao mùa khác với phương Tây ở việc dùng lịch âm và văn hóa tín ngưỡng. Như phương Tây sẽ nghỉ dịp Giáng sinh, là ngày mà chúa Giê-su ra đời; còn với một số đất nước ở Châu Á dựa trên sự canh tác trồng lúa.




Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch và kết thúc vào rằm tháng Giêng tức là ngày 15/1 âm lịch (Tết Nguyên tiêu). Đêm giao thừa ở Trung Quốc là thời gian để gia đình sum họp, được gọi là đêm Trừ Tịch. “Trừ” có nghĩa là thay đổi, “Tịch” là đêm, “trừ tịch” có nghĩa “đêm của sự thay đổi” hay là “đêm giao thừa”.

Người Trung Quốc ăn Tết rất dài, thường kéo dài từ mồng 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng 1 âm lịch. Một vài nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại cho rằng trên lãnh thổ Trung Quốc (ngày nay) thời cổ đại có hai chủng tộc sinh sống là người Hán (Mongloid phương Bắc) ở lưu vực Hoàng Hà, người Bách Việt (Mongloid phương Nam) ở nam Dương Tử. Do đặc điểm thời tiết và địa hình, nền kinh tế sơ khai của người Hán là chăn nuôi du mục còn người Bách Việt trồng lúa nước. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng Tết là lễ hội nông nghiệp nên xuất xứ từ các dân tộc Bách Việt phương Nam còn người Hán chỉ tiếp nhận sau này.




Cũng như Khổng Tử đã từng viết trong sách Kinh Lễ: “ Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.

Điều đó càng khẳng định, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Trung Quốc du nhập và phát triển như ngày nay.




Bên cạnh đó, người Trung Quốc cũng có truyền thuyết về khởi đầu của Tết Nguyên Đán là một cuộc chiến chống con Niên. Con Niên hay đến vào dịp đầu năm để phá hoại mùa màng, gia súc, thậm chí còn hại con người, đặc biệt là trẻ con. Để bảo vệ mình, dân làng thường hay phải thức vào đêm giao thừa và đặt thức ăn trước cửa nhà vào dịp đầu năm. Mọi người tin rằng sau khi ăn những đồ đó, con Niên sẽ không tấn công dân làng nữa. Một lần, dân làng thấy Niên rất sợ đứa trẻ mặc đồ đỏ. Họ hiểu ra rằng, nó sợ màu đỏ. Do đó, vào dịp Tết, mọi người thường trang trí đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ ở cửa và đốt pháo để khiến con Niên sợ hãi. Sau này, Niên bị Hồng Quân Lão (ngài là người thầy của Tam Thanh là ba vị thần tối cao trong Đạo Giáo).

Ẩm thực ngày Tết Trung Quốc

Việt Nam thường có một bữa ăn sum họp gia đình vào đêm 29 hoặc 30 tháng Chạp, thì Trung Quốc cũng vậy. Tuy nhiên, những món ăn dịp Tết của Trung Quốc lại hoàn toàn khác với Việt Nam. Vào dịp đầu năm mới, truyền thống của các gia đình là thực đơn chay, được chế biến hầu hết từ các loại rau hoặc thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt sen, bạch quả, tảo biển đen, nắm cục đậu khô, măng tre.




Trong đó, hạt sen tượng trưng cho sinh nhiều con trai; bạch quả có hình tượng bạc tượng trưng cho sự giàu có sung túc; măng tre có ý nghĩa mong mọi thứ sẽ tốt lành.

Cá là một trong những món ăn được người Trung Quốc quan niệm rằng là món ăn mang đến tiền tài, phước lộc. Tuy nhiên, không giống với những bữa cơm ngày thường mà ăn cá ngày Tết ở Trung Quốc có một vài quy định rất độc đáo




Khi dọn cá ra bàn ăn, cần phải hướng đầu cá về người lớn tuổi nhất, người có địa vị cao nhất để thể hiện sự tôn trọng. Đặc biệt, khi người được đầu cá hướng đến ăn trước thì mọi người mới được động đũa đến. Và người ngồi phía đầu cá và đuôi cá phải uống với nhau một ly rượu vì điều này sẽ mang may mắn đến cả năm.




Một trong món ăn được cả thế giới biết đến của Trung Quốc, đó là sủi cảo và bánh bao. Với lịch sử hơn 1800 năm, bánh bao là món ăn truyền thống lâu đời của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán. Bánh bao trong năm mới sẽ không được nặn hình tròn, mà sẽ được nặn thành hình giống thỏi bạc ngày xưa phải có các nếp gấp ở đầu chứ không làm bằng phẳng vì thẳng tuột lại mang hàm ý tượng trưng cho sự nghèo đói.




Với hình dáng như thỏi vàng sủi cảo cũng được đưa vào danh sách những món ăn ngày Tết ở Trung Quốc. Sủi cảo có nhiều loại như sủi cảo nhân thịt lợn, nhân tôm, cá, thịt bò, gà và cả rau. Bánh có thể được hấp, luộc hoặc rán.




Chả giò được ăn vào năm mới với màu vàng ươm giống thỏi vàng xưa, thể hiện sự giàu có, thịnh vượng. Hiện vẫn còn một số tỉnh sử dụng chả giò như món ăn thường xuyên trong bàn tiệc như Quảng Châu, Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Thâm Quyến.




Bánh tổ (niên cao) được ăn vào những ngày Tết của Trung Quốc với ý nghĩa “tăng lên hàng năm”. Hàm ý “tăng lên” ở đây đều là thăng tiến địa vị, tiền bạc. Bách niên cao thường được làm từ gạo nếp, đường, hạt dẻ, quả chà là và lá sen.




Không thể bỏ qua món Mì Trường Thọ. Giống như tên gọi, món ăn này tượng trưng cho lời chúc về sức khỏe và sống thọ vào đầu năm mới. Điểm nổi bật của món ăn này là sợi mì không được cắt, mà sẽ được để dài vì người Trung Quốc tin rằng sợi mì càng dài thì tuổi thọ càng tăng.

Ngày Tết cổ truyền không chỉ là dịp để mọi người nghỉ ngơi, nhìn lại một năm đã qua mà còn là dịp để những người con xa nhà về thăm quê hương, sum họp gia đình để ôn lại những kỉ niệm xưa cũ đã từng nuôi lớn mình.

Xem thêm: Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc

                         Những phong tục cổ truyền của người Việt Nam trong ngày Tết nguyên đán