Váy ngắn Quảng Châu - Biểu tượng sự tự do của phái nữ

Váy ngắn Quảng Châu - Biểu tượng sự tự do của phái nữ

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2136 ngày trước

Không chỉ là xu hướng thời trang thể hiện sự cá tính, chiếc váy ngắn Quảng Châu còn là được coi là biểu tượng của sự tự do cho phái nữ. Độ tuổi người phụ nữ mặc váy ngắn Quảng Châu hiện tại ngày được mở rộng. Những năm 1968, chiếc váy ngắn mới du nhập vào Việt Nam, khi ấy chủ yếu các cô gái miền Nam diện chiếc váy này, nhưng vẫn được ưa chuộng nhất là áo dài. Sau chiến tranh, chiếc váy càng ngày càng phổ biến. Cho đến hiện nay, ngưỡng tuổi mặc chiếc váy ngắn đang tăng lên 40. Điều này chứng tỏ loại váy này không thể thiếu trong tủ đồ quần áo của phụ nữ.

Váy ngắn Quảng Châu - biểu tượng sự phá cách

Váy ngắn Quảng Châu được cho là ra đời từ thời cổ đại. Tại một số ngôi làng cổ ở trên miền núi cao của Châu Âu, nhiều nhà khảo cổ tìm được những bức tượng người phụ nữ mặc váy từ hàng nghìn năm trước Công nguyên. Bên cạnh đó, những bức họa về người Ai Cập cổ xưa cũng cho thấy kiểu trang phục này ra đời và được phổ biến từ rất sớm.

Đến thời kỳ cận đại, váy ngắn không giữ được dáng vẻ ban đầu của nó. Giữa những năm 1800, phụ nữ ở Châu Âu và Châu Mỹ không được coi trọng. Khi ấy, phái nữ bị coi là yếu đuối nên không được tham gia vào chuyện chính trị, kinh tế cũng như các hoạt động thể chất. Vì vậy, họ bị buộc phải mặc chiếc áo corset cùng chiếc váy dài che phủ cả cơ thể như để bảo vệ bản thân khỏi các tác động tiêu cực bên ngoài.




Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ý thức về việc giải phóng phụ nữ bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời trang. Lúc này, phái đẹp khoe dáng trong những bộ váy dài ngang gối thay vì phải “kín cổng cao tường” trong trang phục mang sự bảo thủ. Nổi bật nhất là chiếc váy flapper - chiếc váy chiết eo bên dưới hơi xòe ra hoặc dáng suông. Đến khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ hai, váy vẫn được giữ nguyên độ dài như vậy. Đây được coi là mầm mống cho sự nổi loạn, đòi quyền tự do của phái nữ.

Đầu thập kỷ 1960, phong trào biểu tình của những người trẻ rộ lên. Những người phụ nữ, họ muốn tách mình ra khỏi những lề thói, quy chuẩn đạo đức xưa cũ, bảo thủ. Thanh niên lúc bấy giờ muốn thể hiện quan điểm chính trị của họ thông qua thời trang, đặc biệt là chiếc váy ngắn.



Phụ nữ được đi học đại học, tham gia lao động, lựa chọn công việc mà mình yêu thích, mong muốn. Hình ảnh các bà mẹ, những người vợ hay các cô gái còn đang độ tuổi trổ mã không còn được biết chỉ phải loanh quanh bên bếp núc. Giờ đây họ có tự do, tự tin thể hiện năng lực của bản thân.

Các nhà thiết kế lúc này cũng phải theo xu hướng để phù hợp với tình hình phát triển xã hội. Khách hàng giờ không còn là những quý bà, quý cô kín đáo, cổ hủ mà là những người có tư tưởng tiến bộ, luôn muốn bản thân mình trẻ trung hơn. Những chiếc váy ngắn giúp phái đẹp vừa khoe được đôi chân, vừa dễ dàng hoạt động.

Mary Quant và André Courrèges là hai người tiên phong trong việc đưa váy ngắn trở lại bản đồ thời trang thế giới. André Courrèges thử nghiệm kiểu dáng này vào đầu 1961. Đến 1964, ông gây tiếng vang khi giới thiệu bộ váy ngắn đầu tiên theo phong cách tối giản. Không lâu sau đó, kiểu dáng váy sexy lập tức được đưa vào danh sách các trang phục Haute Couture có thể khai thác tại Pháp.



Tuy nhiên, phong trào diện váy ngắn chỉ kéo dài đến gần cuối những năm 1960 rồi dần lụi tàn. Do bị ảnh hưởng từ chính trị, thời trang lúc này bắt đầu trở lại xu hướng hoài cổ. Những bộ váy ngắn táo bạo dần lại được "nới dài" xuống cổ chân. Váy maxi là trang phục được nữ giới ưa chuộng nhất lúc bấy giờ. Thậm chí, váy ngắn giờ lại bị coi là biểu tượng của sự lạm dụng. Nó lập tức rơi vào danh sách "tẩy chay" vào đầu những năm 1970.

Sự quay trở lại của chiếc váy ngắn Quảng Châu

Đến cuối 1970, váy ngắn giành lại được vị thế của mình. Tất cả nhờ phong trào nhạc punk vào cuối thập kỷ này. Các ngôi sao nhạc Rock như Debbie Harry của nhóm Blondie được coi là người đi đầu trong việc "tái sinh" trang phục gợi cảm này. Họ chủ trương chống lại những xu hướng đám đông vốn bị xem là nhạt nhẽo, bê tha, kể cả thời trang.




Váy mini trong những năm 1970 cũng được thay đổi cho phù hợp với thời thế. Bên cạnh đó, váy mini được mặc kèm các loại quần lưới rách hoặc trang phục bụi bặm để thể hiện thái độ bất cần trước những xu thế của xã hội. Từ một phong trào nhỏ lẻ, thời trang punk nói chung và váy ngắn nói riêng dần bước lên vị trí chủ đạo trong làng thời trang.

Tưởng chừng bị “vùi dập” nhưng chiếc váy có một sức sống vô cùng tiềm tàng để vươn lên. Đến thập kỷ 1980 và 1990, váy mini được phát triển theo hướng trưởng thành, nữ tính, sexy hơn so với thập niên 1960. Các cô gái giờ rũ bỏ những kiểu váy ngắn màu sắc sặc sỡ hay kẻ sọc để đến với trang phục trơn màu, mặc kèm với đủ loại suit vai rộng, vừa quyền lực lại thanh lịch.



Đến nay, chiếc váy gần như thống trị mọi sàn trình diễn thời trang, ngay cả những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng cũng không thể không sở hữu cho mình vài chiếc, sẽ tuyệt hơn rất nhiều nếu nó được kết hợp với chiếc áo dạ nữ Quảng Châu khi bước vào mùa đông. Nắm bắt được xu hướng cũng như nhận ra chiếc váy ngắn này không bao giờ lỗi mốt. Các đơn vị kinh doanh quần áo nữ nhập về chủ yếu là hàng Quảng Châu. Bởi những chiếc váy ngắn Quảng Châu ở trong tay của người Trung Quốc được biến hóa thành rất nhiều kiểu dáng, rất bắt mắt. Đó cũng chính là lý do vì sao mà Trung Quốc trở thành quốc gia có lượng quần áo xuất áo lớn của thế giới.

~~~~~~~~***~~~~~~~~