Những “hiểm họa” từ giao dịch qua WeChat

Những “hiểm họa” từ giao dịch qua WeChat

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2072 ngày trước

Người Trung Quốc sử dụng WeChat để làm gì?

Bất kỳ khách du lịch nào khi đặt chân tới Trung Quốc sẽ nhận ra rằng không phải Facebook hay Instagram được sử dụng nhiều nhất mà lại là WeChat. Nguyên nhân ngoài việc các mạng xã hội của nước ngoài đều bị cấm, thì WeChat - sản phẩm của Tập đoàn Tencent lại có quá nhiều ưu điểm để chinh phục được người dân Trung Quốc.

Không giống như các mạng xã hội khác, chỉ có thể gọi điện và nhắn tin thì WeChat tích hợp những tính năng cần thiết của đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, giúp việc tiếp cận thông tin, giao dịch, mua sắm,... thuận tiện hơn bao giờ hết.

Tốc độ phát triển của phần mềm này tại Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới là cực nhanh. Đến nay, đã có tới hơn 1 tỉ người dân sử dụng WeChat. Điểm khởi đầu của WeChat cũng như các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, WhatsApp, Line là ứng dụng nhắn tin qua mạng Internet. Tuy nhiên, nhận thấy sự phát triển công nghệ số, điện tử nó dần tích hợp nhiều tính năng hơn để người dùng tiện sử dụng hơn. Giờ đây, nó không còn là một phần mềm chỉ để trò chuyện, mà đã trở nên đa năng phục vụ được các nhu cầu cơ bản của người sử dụng như thanh toán tiền điện nước, giao dịch mua hàng chỉ qua một phần mềm.




Bên cạnh đó, nó còn cung cấp các công cụ quản lý tài chính, thời gian, lịch trình để mọi thứ được đơn giản hóa hơn nhiều. Trên ứng dụng này, tin tức được cập nhật liên tục giúp người sử dụng có thể xem nhanh thông tin các lĩnh vực mà người dùng quan tâm.

Quả thực mà nói, WeChat dường như đã thay đổi thói quen sống của người dân Trung Quốc. Ví dụ, như bình thường ở Việt Nam vẫn sử dụng tiền giấy để chi trả các chi phí, thì giờ đây đa số người Trung Quốc giờ ra ngoài chẳng cần mang theo ví, chỉ cần một chiếc điện thoại đã cài đặt WeChat.


Những “hiểm họa” từ giao dịch WeChat

Tuy nhiên, cũng giống như mọi thứ đều có hai mặt là ưu điểm và nhược điểm thì WeChat cũng không thể tránh khỏi. Cơ chế kiểm soát thông tin cá nhân có thể bị lộ là một trong ba nhược điểm của ứng dụng WeChat được nêu ra. Theo Diplomat, để có thể hoạt động, Tencent đã phải cho phép Bộ An ninh và Cục An ninh của Trung Quốc can thiệp, truy cập dữ liệu người dùng. Các chương trình giám sát cũng được tích hợp nhằm lọc từ khóa, chặn tin nhắn, cũng như ngăn chặn truy cập các trang web liên quan đến vấn đề nhạy cảm đến chính trị của nước họ.




Nhờ công nghệ khoa học phát triển, việc giao dịch tài chính qua các công cụ mạng xã hội là xu hướng không thể đảo ngược. Điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi tài khoản WeChat mang tính cá nhân và không được điều chỉnh bởi quy định rõ ràng. Vì là mang tính cá nhân và không có quy định nào, nên khi giao dịch tài chính giữa hai tài khoản dễ xảy ra rủi ro khi một người không thực hiện nghĩa vụ của mình và người kia sẽ bị thiệt hại. Đặc biệt là đối với những khách hàng mua hàng trên WeChat, cần phải nắm được thông tin của những tài khoản bán hàng để biết được có uy tín hay không trước khi giao dịch.




Ngoài ra, không như những ứng dụng mua sắm thông thường khác, nguồn hàng kinh doanh trên WeChat không có quy định gì về việc cấm bán hàng giả vì thế hàng thật và hàng giả trên WeChat trở nên lẫn lộn khiến người mới mua hàng dễ rơi vào thế bị động không biết phải lựa chọn như thế nào.

Tuy những nhược điểm của WeChat được đưa ra nhưng cũng không làm cho ứng dụng này bị tẩy chay, bởi nó có quá nhiều ưu điểm và tiện dụng khiến người Trung Quốc có thể bỏ qua những nhược điểm để sử dụng nó. Nhưng không vì thế mà người Việt Nam không sử dụng ứng dụng này để tìm mua sản phẩm, nếu biết được những tiêu chí hoặc được nhân viên những đơn vị vận chuyển uy tín thì việc chọn nguồn hàng sẽ trở nên dễ dàng và không bị cuốn vào “ma trận mua hàng” trên WeChat.

Xem thêm: Hướng dẫn cách giao dịch với các Shop trên WeChat (phần 1)

Tổng hợp các địa chỉ Shop có uy tín trên WeChat (phần 2)