Quảng Châu - nơi mang đậm bản sắc dân tộc của Trung Quốc

Quảng Châu - nơi mang đậm bản sắc dân tộc của Trung Quốc

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2083 ngày trước

Lịch sử phát triển của Quảng Châu

Thành phố Quảng Châu là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, là cửa ngõ lớn của miền Hoa nam, có đường biên giới chung với miền Bắc Việt Nam. Diện tích của thành phố là 7.435 km², chia thành 8 huyện. Đây là thành phố có nhiều người khắp thế giới đến lập nghiệp nhất Trung Quốc. Quảng Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa giống Việt Nam, là một trong những địa điểm đáng để đi thăm quan du lịch.




Thành phố Quảng Châu có 3000 năm lịch sử với tên gọi đầu tiên là Phiên Ngung. Khi nhà Tần khống chế được dân Bách Việt bèn lập Phiên Ngung làm một tỉnh ở vùng Lĩnh Nam. Đến đời nhà Hán, Triệu Đà cắt vứ vùng Lĩnh Nam đặt tên nước là Nam Việt, đóng đô tại Phiên Ngung đặt tên là thành Việt. Sang thời Tam Quốc, nước Ngô chiếm vùng Lĩnh Nam, lập quận Giao Châu. Nước Ngô sửa sang lại thành Việt  ở Phiên Ngung sau dời thủ phủ từ Quảng Tín về Phiên Ngung. Từ đó, đổi tên thành Quảng Châu.




Thời cổ, Quảng Châu còn có nhiều cái tên khác như Sử Sở Đình (là trung tâm quyền lực của nước Sở), Dương thành. Từ câu chuyện thần thoại có 5 vị thần mặc y phục mỗi người một màu sắc, cưỡi trên 5 con dê có màu lông khác nhau, họ mang theo ống sáo có chứa 6 loại ngũ cốc và hoa quả, đem lại cho dân chúng một mùa bội thu và hoa quả phong phú. Vì thế đến giờ trong công viên Việt Tú có tượng 5 con dê, để cầu mong cho mùa màng được bội thu.

Quảng Châu còn có tên là “thành phố hoa”, ở đây có hơn 60 giống hoa, từ hoa hồng, kim cát, dạ hương,... chúng đều nở rộ cả bốn mùa nhờ có khí hậu thích hợp. Hàng năm, cứ đến mùa xuân, nơi đây trở thành điểm hẹn đầu tiên với các du khách.




Quảng Châu mở cửa giao lưu với ngoại quốc từ thời Trung Cổ dưới triều đại nhà Tần, Hán đã rất phồn thịnh. Thời Tần đã có tuyến đường biển Quảng Châu chạy thẳng đến vùng Đông Nam Á, Nam Á. Đời Đường, giao thông và mậu dịch đối ngoại của Quảng Châu đã phát triển mạnh mẽ, chính vì thế nơi đây được coi là nơi bắt đầu con đường tơ lụa trên biển.

Năm 1982, Quảng Châu được Quốc hội Trung Hoa phê chuẩn là một trong 24 thành phố lịch sử văn hóa. Tháng 3 năm 1984 có tên trong 14 thành phố mở cửa ven biển. Do địa lý thiên nhiên ưu đãi nên hiện nay thành phố Quảng Châu có vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu Trung Quốc. Quảng Châu vốn là thành phố thương mại tổng hợp bao gồm các xưởng sản xuất từ những mặt hàng rẻ như quần áo, giày dép, … đến linh kiện điện tử, mặt hàng công nghiệp. Đây cũng là nơi mà những đơn vị kinh doanh chọn làm nguồn hàng uy tín để nhập về Việt Nam.

Những địa điểm nổi tiếng ở Quảng Châu

Từ xa xưa, nền văn hóa Lĩnh Nam để lại cho Quảng Châu những di tích lịch sử, văn vật mang đậm bản sắc dân tộc như chùa Quang Hiếu, nhà bia kỷ niệm nhân dân chống đế quốc Anh ở Tam nguyên lý, Hoàng Hoa Cương, nhà kỷ niệm Tôn Văn, di tích Trường Võ bị Hoàng Phố.

1. Chùa Quang Hiếu




Chùa nằm trên đường Quang Hiếu, là một trong những đền thờ Phật cổ nhất ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây từng là tư dinh của Vương tử Triệu Kiến Đức thời nhà Triệu nước Nam Việt.

Nơi đây là điểm thăm quan thu hút ở Quảng Đông. Kiến trúc ngôi chùa rất hoành tráng, bên trong có ba bức tượng lớn. Trung tâm là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, bên phải là Phổ Hiền, bên trái là Văn Thù. Vào thời Bắc triều của Trung Hoa, một tu sĩ Ấn Độ trên đường đi Tây Tạng dừng chân tại chùa Quang Hiếu để giảng đạo. Sau đó, ông có trồng một cây bồ đề tại sân chùa. Ngày nay khi đến thăm quan, du khách vẫn còn thấy cây bồ đề.

2. Công viên Hoàng Hoa Cương




Đây là một công viên với đầy hương khói và hoa. Sở dĩ như thế là bởi vì người Trung Quốc coi đây là nơi để tưởng nhớ công ơn của những người anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập tự do cho Tổ Quốc.




Đây là một địa điểm để tưởng nhớ công ơn của 72 người chiến sĩ đã hy sinh anh dũng để chống lại triều đình nhà Mãn Thanh. Và trong không gian đầy sương khói ấy, sừng sững ngôi mộ của anh hùng người Việt Nam - Phạm Hồng Thái.

3. Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn




được xây dựng và hoàn thành vào ngày 16/5/1972. Nhà tưởng niệm nằm ở trung tâm thành phố, phía sau tượng đài Tôn Trung Sơn là nhà hát có kiến trúc rất độc đáo, bên trong có 4.000 chỗ ngồi. Mái nhà hát có hình khung tròn, có 8 cột đỡ nhưng không che lấp chỗ ngồi của khán giả ngồi xem và ghế cũng được xếp theo hình vòng cung. Tôn Trung Sơn tên thật là Tôn Dật Tiên, ông lấy tên Tôn Trung Sơn để tưởng nhớ về quê hương mình. Ông là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) lật đổ triều đình Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

Xem thêm: Tiết thanh minh ở Trung Quốc

Người Trung Quốc đón Tết như thế nào?