Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc

Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc

Tạo bởi xnkhd.web | Tin tức | 2079 ngày trước

Giống Việt Nam, ở xứ sở Trung Hoa cũng có tiết Thanh Minh. Tiết Thanh Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người. Đây là dịp để mọi người báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn của ông bà, tổ tiên.

Nguồn gốc Tiết Thanh Minh

Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.




Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vì quá thương xót, vua ra lệnh lập miếu thờ và kiêng đốt lửa 3 ngày chỉ ăn đồ nguội lạnh để tưởng nhớ người đã khuất.

Thanh Minh có nghĩa là trong sáng, trong lịch cổ đại, đây được biết đến là một trong 24 tiết khí. Sau Đông chí 108 ngày. Tên gọi Tiết Thanh Minh có lẽ xuất phát từ thời điểm khi mùa đông đã kết thúc, lúc này thời tiết bắt đầu ấm áp hơn, cây lá đâm chồi này lộc, cỏ mọc xanh rờn.




Trong ngày lễ này, hoạt động chính của người Trung Quốc là tảo mộ. Nói một cách đơn giản là quét dọn mồ mả người thân trong gia đình, những người đã khuất bóng. Năm nào cũng vậy, nườm nượp người dân đi tảo mộ. Sau đã dọn gọn gàng, sạch sẽ thì mọi người sẽ bày thức ăn, hoa quả ra để cúng, thắp hương, đốt tiền vàng để tưởng nhớ những người đã khuất.

Sau Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, thời tiết trở nên ấm hơn, mưa nhiều hơn, mùa vụ gieo mạ cũng thuận lợi hơn. Không chỉ mùa vụ mùa Xuân, mà Tiết Thanh Minh còn là nghi thức đầu xuân quan trọng, được xem xét là sự kết nối nỗi buồn và hy vọng.

Tiết Thanh Minh - ngày du Xuân

Tiết Thanh Minh không chỉ có ý nghĩa là tảo mộ, mà nó còn là ngày hội du xuân. Cũng giống như những lễ hội ở Việt Nam, nhiều gia đình ở Trung Quốc lại hân hoan, háo hức tham gia các hoạt động văn hóa để kết nối tình yêu thương giữa mọi người với nhau.

Người Trung Quốc có thói quen tham dự các trò chơi thể thao như đá banh da. Mọi hoạt động vui chơi được yêu thích thời Trung Quốc cổ đại. Ai cũng có thể tham gia chơi trò chơi này, không phân biệt nam nữ, thường dân hay vua chúa. Theo truyền thuyết kể lại, hoàng đế vua Hoàng, ông Tổ của người Trung Quốc đã sáng lập ra bộ môn này để huấn luyện binh sĩ của mình, giờ đây loại hình thể thao này rất được mọi người ưa chuộng.




Bên cạnh bộ môn bóng da, còn có loại hình thả diều. Trong những ngày Tiết Thanh Minh, không kể ngày hay đêm, người dân thả những chiếc diều trên bầu trời, những chiếc đèn lồng nhỏ sẽ được gắn vào dây diều, khi thả trên cao sẽ thấy đốm sáng ở chiếc đèn lồng như một vì sao sáng nhỏ, tạo ra sức hấp dẫn cho mọi người.

Bánh Thanh đoàn tử - phong tục của người Giang Nam Trung Quốc




Vào Tiết Thanh Minh, người Giang Nam có một tục rất riêng là ăn bánh Thanh đoàn tử. Bánh có màu xanh do được lấy từ nước ép của một loại cỏ tên là “tương mạch thảo”. Trong bánh có nhân được làm từ bột đậu xanh trộn với đường. Nhân bánh là sự kết hợp giữa đậu xanh với miếng mỡ lợn nhỏ. Tiếp theo, bánh được hấp cách thủy, người ta lấy dầu thực vật quét lên bánh một lớp để tạo độ bóng cho bánh.

Bánh đạt độ tiêu chuẩn về hình thức lẫn chất lượng khi chiếc bánh có màu xanh như ngọc, mềm và thơm. Khi thưởng thức, bánh có độ ngọt vừa phải, thơm ngậy và hơi béo của vị mỡ.

Xem thêm: Người Trung Quốc đón Tết như thế nào?

Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc